Kiểm định thiết bị chịu áp lực
Thiết bị chịu chịu áp lực là những thiết bị dùng để chứa, chuyên chở hoặc dẫn môi chất có áp suất cao hơn áp suất khí quyển.
Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với thiết bị chịu áp lực là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị chịu áp lực với các quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thiết bị chịu áp lực.

1. Danh mục thiết bị chịu áp lực yêu cầu cần kiểm định ?
- Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC.
- Nồi gia nhiệt dầu.
- Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996.
- Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thuỷ tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar.
- Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hoá lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010.
- Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hoá lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hoà tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar.
- Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan.
- Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định, đường ống dẫn khí đốt trên biển; Hệ thống đường ống dẫn khí y tế.
- Hệ thống lạnh các loại theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:2015, trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.
2. Các bước tiến hành kiểm định
-
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị chịu áp lực
-
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong
-
Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm: Thử bền, thử kín
-
Kiểm tra vận hành;
-
Xử lý kết quả kiểm định.
3. Thời hạn kiểm định thiết bị chịu áp lực
- Từ 1 - 3 năm tùy thuộc thời gian, điều kiện làm việc và chất lượng của bình