no-image

Kiểm định thiết bị

Kiểm định thiết bị nâng

Thiết bị nâng là các loại máy móc, thiết bị giữ chức năng nâng các đồ vật nặng hoặc con người lên cao được sử dụng trong công nghiệp và xây dựng. Để đảm bảo cho quá trình vận hành các thiết bị nâng hoạt động hiệu quả và an toàn thì việc thực hiện quy trình kiểm định thiết bị nâng là điều vô cùng cần thiết.

Kiểm định an toàn thiết bị nâng là đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của các thiết vị nâng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Lao động thương binh xã hội trước khi đưa vào sử dụng

1. Danh mục thiết bị nâng cần kiểm định

Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục các loại thiết bị nâng có yêu cầu kiểm định an toàn kỹ thuật như sau:

  • Cần trục các loại: cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục chân đế;
  • Cầu trục, cổng trục (cả nửa cổng trục);
  • Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng từ 1.000kg trở lên;
  • Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người; tời nâng người làm việc trên cao;
  • Tời thủ công có tải trọng từ 1.000kg trở lên;
  • Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000kg trở lên;
  • Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m;
  • Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người;
  • Thang máy các loại;
  • Thang cuốn; băng tải chở người...

2. Quy trình kiểm định thiết bị nâng

Quy trình kiểm định các thiết bị nâng được Asean đảm bảo thực hiện đúng chuẩn và tuần tự theo quy trình của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội.

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
  • Bước 2: Kiểm tra bên ngoài;
  • Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;
  • Bước 4: Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;
  • Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

3. Khi nào cần kiểm định thiết bị nâng?

  • Trước khi đưa vào sử dụng
  • Sau khi tiến hành cải tao, sửa chữa lớn thiết bị
  • Sau khi thiết bị xảy ra sự cố hay tai nạn nghiêm trọng và đã khắc phục xong.
  • Khi hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị
  • Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra có thẩm quyền