
1. Mục đích thực hiện phân loại lao động:
- Để xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động.
2. Điều kiện về tổ chức đủ tiêu chuẩn đánh giá phân loại lao động
- Cần chọn đơn vị đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Thời hạn đánh giá
- Lần đầu: Kể từ ngày 15/4/2022 khi Thông tư này có hiệu lực
- Định kỳ: Trong thời hạn 5 năm phải tổ chức đánh giá lại
- Đột xuất: + Khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất;
+ Khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó.
3. Mức xử phạt
- Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ, với mức xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Hãy liên hệ ngay Công ty CP Đào tạo Nhân lực Asean để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện việc Phân loại lao động cho Doanh nghiệp bạn nhé!
Bình luận
0 Bình luận